Blockchain là gì? Đánh giá chi tiết công nghệ Blockchain « Ninh Media

Blockchain là gì? Đánh giá chi tiết công nghệ Blockchain

Nền tảng Blockchain ra đời đánh dấu bước chuyển mình đầy đột phá trong thời kỳ công nghệ 4.0 đang phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên không phải ai cũng am hiểu Blockchain là gì? Nguyên tắc hoạt động, đặc điểm và các vấn đề xoay quanh công nghệ mới Blockchain. Mời bạn theo dõi bài viết để được bật mí ngay nhé!

1. Blockchain là gì?

Trước khi bắt đầu sử dụng công nghệ Blockchain chúng ta cần hiểu đúng Blockchain là gì mới có thể tận dụng triệt để các lợi ích mà nền tảng này mang lại.

Blockchain là một hệ thống cơ sở dữ liệu có cấu tạo dạng chuỗi – khối có khả năng lưu trữ và truyền tải thông tin tuyệt đối an toàn được liên kết nhờ các thuật toán mã hóa cực phức tạp.

Nói theo cách đơn giản hơn, Blockchain giống như một cuốn sổ cái của công ty, nơi mà mọi hoạt động liên quan tới tiền tệ của đơn vị đó sẽ được quản lý và giám sát chặt chẽ, cẩn thận.

Trong lĩnh vực công nghệ, Blockchain chính là một quyển sổ lưu trữ mọi dữ liệu số hoàn toàn bảo mật.

2. Nguyên lý hoạt động nổi bật công nghệ Blockchain

Muốn một Block (khối) thông tin đủ điều kiện được thêm vào hệ thống Blockchain cần phải đảm bảo đáp ứng đủ 4 yếu tố như:

  • Phải phát sinh giao dịch: Có nghĩa là phải xuất hiện hoạt động mua bán, trao đổi.
  • Giao dịch cần được xác minh: Các thông tin liên quan tới giao dịch phải được cung cấp cụ thể như: địa điểm, thời gian, người tham gia, khoản tiền giao dịch, … đều sẽ được ghi lại chi tiết.
  • Giao dịch phải được lưu trữ trong Block: Bất kỳ lúc nào bạn cũng có thể xem lại được lịch sử giao dịch và thông tin đơn hàng mà bạn đã thực hiện. Các thông tin này sẽ được cất trữ trong mục “Quản lý đơn hàng”.
  • Block phải nhận được hash: Hash là hàm chuyển đổi một giá trị sang giá trị khác: Chỉ khi nhận được hash thì một block mới có thể được thêm vào nền tảng Blockchain.

3. Hệ thống Blockchain được chia thành mấy loại?

  • Public Blockchain

Hệ thống công nghệ Blockchain này cho phép bất kỳ này cũng có thể ghi và đọc dữ liệu trên nền tảng. Tuy nhiên giao dịch cần được xác thực bởi hàng nghìn, thậm chí hàng vạn nút tham gia xử lý.

Do đó, trường hợp tấn công vào hệ thống Blockchain dạng này là vô cùng khó khăn hoặc phải tốn một khoản chi phí đắt đỏ và gần như là điều không thể xảy ra.

  • Private Blockchain

Tham gia vào hệ thống Blockchain dạng này, người dùng có quyền đọc dữ liệu nhưng không có quyền ghi vì nó thuộc phân hạn của bên tổ chức thứ 3 tuyệt đối đáng tin cậy. 

Bởi là một Private Blockchain nên thời gian xác nhận giao dịch diễn ra khá nhanh và chỉ cần một số thiết bị tham gia vào quá trình xác thực.

  • Permissioned Blockchain

Là một dạng thức của Private nhưng được bổ sung thêm một số tính năng đặc thù. Nói cách khác, Permissioned Blockchain là sự kết hợp hoàn hảo giữa Public và Private.

4. Các phiên bản công nghệ Blockchain

Công nghệ Blockchain tồn tại dưới 3 dạng phiên bản chính gồm:

  • Công nghệ Blockchain 1.0 – Tiền tệ và thanh toán

Tính năng chính của phiên bản Blockchain 1.0 chính là giải quyết những công việc có liên quan tới tiền mã hóa gồm chuyển đổi tiền tệ, kiều hối cũng như tạo lập hệ thống thanh toán điện tử.

Đây cũng là một trong các lĩnh vực quen thuộc với mọi người nhất nhưng đôi khi lại bị nhiều người lầm tưởng rằng Bitcoin và Blockchain là một.

  • Công nghệ Blockchain 2.0 – Tài chính và thị trường

Phiên bản này được tạo ra với tính ứng dụng cao vào quá trình xử lý tài chính và ngân hàng nhằm mở rộng quy mô của Blockchain cũng như áp dụng các nền tảng tài chính & thị trường.

Các tài sản gồm cổ phiếu, nợ, chi phiếu, quyền sở hữu và bất kỳ thông tin có liên quan tới hợp đồng hoặc thỏa thuận.

  • Công nghệ Blockchain 3.0 – Thiết kế và giám sát hoạt động

Phiên bản 3.0 tạo điều kiện thuận lợi giúp Blockchain vượt ra khỏi lĩnh vực tài chính, đi sâu ứng dụng vào các lĩnh vực cao cấp khác như y tế, giáo dục, nghệ thuật và chính phủ.

5. Cơ hội đầu tư công nghệ Blockchain

Năm 2021 đánh dấu bước chuyển mình và sự bùng nổ của Blockchain. Nếu như trước đây mọi người chỉ chủ yếu nghe đến Ethereum thì sang 2021 đã có hàng loạt cái tên sáng giá được nhắc tới như Tera, Solana, Near, Binance Smart Chain…

Đặc điểm của những Blockchain thường tập trung chủ yếu vào 3 phần: Phí giao dịch, tốc độ giao dịch và bảo mật. Do các công nghệ Blockchain này ra đời sau Ethereum nên đã giải quyết và khắc phục được nhiều điểm hạn chế mà Ethereum mắc phải. Chính vì vậy, việc đầu tư vào Blockchain hiện đang có xu hướng phát triển mạnh mẽ với việc đầu tư vào chính đồng coin của Blockchain.

Hiểu rõ Blockchain là gì sẽ giúp bạn làm chủ tình hình khi có ý định tham gia vào nền tảng công nghệ đầy tiềm năng này. Chúc bạn sớm trở thành nhà đầu tư thành công!