Quảng cáo trên Zalo (Zalo Ads) được xem là nguồn tài nguyên dồi dào mà nhiều công ty/doanh nghiệp lựa chọn khai thác. Song, ở mỗi chiến dịch Marketing của công ty/doanh nghiệp đều có lúc gặp phải trường hợp quảng cáo Zalo không cắn tiền. Chi tiết thế nào, hãy cùng Ninh Media tìm hiểu qua thông tin dưới đây.
Trên thực tế, khi chạy quảng cáo Zalo, nhà quảng cáo cần tìm hiểu các yếu tố có thể ảnh hưởng đến Zalo Ads. Cụ thể, khi quảng cáo đã được duyệt, nhưng lại không cắn tiền sẽ ảnh hưởng đến sự phân phối lẫn hiệu quả quảng cáo của công ty/doanh nghiệp bạn. Hiểu được vấn đề này, bạn mới có thể dễ dàng khắc phục được tình trạng quảng cáo Zalo không cắn tiền.
NỘI DUNG CHÍNH
1. Nguyên nhân quảng cáo Zalo không cắn tiền
Zalo Ads không cắn tiền, nghĩa là bạn đã chạy quảng cáo nhưng chưa hiệu quả. Số tiền không được “cắn”, đồng nghĩa với việc không mang lại kết quả cho chiến dịch quảng cáo này. Sau đây, Ninh Media sẽ chỉ ra những nguyên nhân phổ biến nhất, mọi người cùng tìm hiểu nhé:
1.1. Giá BID thấp
Thông thường, khi quảng cáo bạn sẽ Set Ads và đặt mức giá BID bằng với giá tối thiểu mà Zalo đưa ra. Nếu bạn đặt mức giá thấp thì việc quảng cáo sẽ gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, nếu giá BID thấp sẽ khiến mức độ ưu tiên đối với chiến dịch quảng cáo sẽ thấp. Hơn nữa, tần suất xuất hiện cũng sẽ ít hơn khiến lượt tiếp cận không cao.
1.2. Chỉ số CTR không cao
CTR (tên đầy đủ Click Through Rate) – tỉ lệ người dùng nhấp chuột vào quảng cáo của công ty/doanh nghiệp bạn. Nếu CTR thấp nghĩa là mức độ người quan tâm đến quảng cáo sẽ rất ít.
Hiện tại, Zalo Ads có chỉ số CTR dao động khoảng 0.7% – 0.9%. Trường hợp CTR của bạn đang dưới 0.7% thì rất thấp, lúc này bạn nên cân nhắc lại và thay đổi nội dung quảng cáo để thu hút người dùng nhiều hơn.
Chú ý, Zalo chỉ hiển thị quảng cáo mà CTR ở mức độ cao thì họ mới được tiền. Cho nên, số tiền tạm giữ của bạn phải lớn hơn ngân sách hiện tại, nếu không bạn sẽ bị đưa vào danh sách kém an toàn.
1.3. Số Click khi Set Ads thấp
Trong quảng cáo Zalo nếu số click quá thấp thì quảng cáo của công ty/doanh nghiệp bạn sẽ ít được phân phối.
2. Cách xử lý khi quảng cáo Zalo không cắn tiền
Sau khi đã biết được nguyên nhân quảng cáo Zalo không cắn tiền thì việc tìm ra giải pháp khắc phục là điều khá đơn giản. Tùy thuộc vào từng tình trạng mà chúng ta sẽ có cách xử lý cụ thể như sau:
– Khi chỉ số CTR thấp, bạn cần tối ưu hình ảnh và nội dung quảng cáo. Hình ảnh đẹp, bắt mắt, nội dung thu hút thì CTR càng cao, giúp quảng cáo dễ được phân phối hơn.
– Tăng số BD sao cho phù hợp để được ưu tiên quảng cáo.
– Cân đối số lần click của quảng cáo sao cho phù hợp.
– Tăng số lần click lên cao bằng cách tăng ngân sách quảng cáo.
Ngoài ra, để Zalo duyệt quảng cáo của công ty/doanh nghiệp nhanh hơn thì tài khoản quảng cáo bạn cần được hỗ trợ bởi tài khoản Agency. Hoặc bạn chọn giờ “vàng” để lên quảng cáo thì sẽ có hiệu quả cao hơn.
Qua việc tìm hiểu nguyên nhân và cách xử lý khi quảng cáo Zalo không cắn tiền, bạn không nên sửa và gửi duyệt lại quảng cáo đã không mang lại hiệu quả. Tốt nhất, bạn nên tạo mới, đồng thời khắc phục các lỗi trên để đảm bảo việc tiêu tiền cho quảng cáo đó sẽ nhanh như “diều gặp gió”.
Hơn nữa, trên các nền tảng khác như Facebook, Tiktok, Google… cũng hỗ trợ các shop online thực hiện hoạt động kinh doanh/bán hàng rất hiệu quả. Chính vì vậy, chúng ta có thể tận dụng và kết nối những gian hàng trực tuyến trên các kênh này để nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Hy vọng những chia sẻ của Ninh Media trên đây sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức khi chạy Zalo Ads, cũng như biết cách xử lý nhanh chóng khi quảng cáo Zalo không cắn tiền. Hãy chia sẻ các thông tin trên để mọi người có thể phát triển kinh doanh. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết của Ninh Media!