Quảng cáo Zalo – một thị trường tiềm năng giúp các công ty/doanh nghiệp quảng bá sản phẩm/dịch vụ, bán hàng, xây dựng thương hiệu… Vậy, chạy quảng cáo Zalo là gì? Ninh Media sẽ bật mí ngay sau đây.
NỘI DUNG CHÍNH
1. Chạy quảng cáo Zalo là gì?
Quảng cáo Zalo (hay Zalo Ads) là hệ thống tự chạy quảng cáo được cung cấp bởi Zalo. Các công ty/doanh nghiệp, nhà quảng cáo có thể tạo chiến dịch quảng cáo, quản lý ngân sách, thiết lập tài khoản ngân sách… trên nền tảng Zalo.
2. Cách hình thức quảng cáo Zalo Ads
Nền tảng Zalo hiện cung cấp 06 hình thức quảng cáo Zalo Ads, cụ thể như sau:
2.1. Quảng cáo Official Account (OA)
Dạng quảng cáo hỗ trợ giới thiệu tài khoản Zalo Official Account đến toàn bộ người dùng trong hệ thống Zalo. Hiệu quả quảng cáo của OA chính là tăng tính lượt quan tâm của người dùng.
2.2. Quảng cáo website
Dạng quảng cáo hỗ trợ giới thiệu website công ty/doanh nghiệp đến người dùng Zalo. Hiệu quả chính của hình thức quảng cáo này chính là hỗ trợ tăng traffic, tăng lượt truy cập website.
2.3. Quảng cáo sản phẩm
Dạng quảng cáo này được thực hiện nhằm mục đích hỗ trợ nhà quảng cáo giới thiệu công ty/doanh nghiệp trên Zalo đến nhiều người dùng hơn. Hiệu quả chính của quảng cáo sản phẩm là tăng lượt truy cập công ty/doanh nghiệp, bán sản phẩm thông qua cửa hàng bên trong tài khoản Official Account.
2.4. Quảng cáo bài viết
Dạng quảng cáo hỗ trợ nhà quảng cáo giới thiệu các bài viết trên Official Account đến nhiều người trong phần quản lý nội dung.
2.5. Quảng cáo video
Hình thức quảng cáo hỗ trợ nhà quảng cáo giới thiệu sản phẩm/dịch vụ đến khách hàng tìm năng thông qua các video trực quan, sinh động. Hiệu quả chính của dạng quảng cáo này vẫn là tăng lượt truy cập website.
2.6. Quảng cáo Album – Bài hát – Video
Hình thức quảng cáo này giúp tăng lượt truy cập người dùng vào những bài hát, video hoặc album của công ty/doanh nghiệp bạn trên ứng dụng Zing MP3.
3. “Thủ thuật” chạy Zalo Ads thành công
Sau khi đã cùng tìm hiểu chạy quảng cáo Zalo là gì? Ninh Media sẽ mách bạn “thủ thuật” chạy Zalo Ads thành công mà chúng tôi đúc kết được từ những kinh nghiệm thực tiễn:
3.1. Mục tiêu kinh doanh
Nghĩa là, tùy thuộc vào từng mục tiêu kinh doanh trong mỗi giai đoạn phát triển mà chúng ta cần lựa chọn để xây dựng chiến lược chạy quảng cáo phù hợp.
Việc xác định đúng mục tiêu sẽ giúp công ty/doanh nghiệp bạn vượt qua 50% thử thách đầu tiên khi đầu tư chạy quảng cáo Zalo, sau đó thực hiện tiếp các bước tiếp theo thực thi, thử nghiệp hoặc tối ưu quảng cáo.
3.2. Target khách hàng
Trong Zalo Ads, hiển thị chúng ta có một phương thức tính và trả phí duy nhất chính là CPC, nghĩa là nhà quảng cáo sẽ phải chi trả chi phí khi có lượt nhấp từ phía người dùng Zalo.
Ở phần nhắm đối tượng mục tiêu khách hàng, Zalo hỗ trợ:
- Target theo vị trí
- Target theo độ tuổi
- Target theo giới tính.
Như vậy, nhà quảng cáo có thể khoanh vùng khách hàng mục tiêu, đồng thời setup quảng cáo hiển thị đến những khách hàng tiềm năng của công ty/doanh nghiệp mình.
3.3. Ngân sách quảng cáo
Khi chạy quảng cáo Zalo, ngoài hiệu quả thì hầu hết các công ty/doanh nghiệp đến hướng đến ngân sách chạy. Và để tối ưu ngân sách chạy quảng cáo, nhà quảng cáo cần quan tâm đến 3 chỉ số sau đây:
- CTR: Tỷ lệ người dùng nhấp vào quảng cáo
- Giá thầu: Chi phí cần chi trả cho một lượt nhấp
- Số nhấp đăng ký: Gói click tối đa mà nhà quảng cáo muốn setup cho chiến dịch của mình.
Chú ý, để tăng tỷ lệ nhấp nhà quảng cáo cần tối ưu nội dung quảng cáo. Hoặc với giá thầu thì nên đặt giá thầu cao hơn Zalo đề xuất một chút nhé.
3.4. Nội dung quảng cáo
Như đã nói ở trên, tăng tỷ lệ nhấp CTR chính là cách tối ưu để bạn có thể giảm giá thầu cho mỗi lượt click vào quảng cáo. Tất nhiên, để chỉ số CTR cao, bạn cần phải tối ưu nội dung quảng cáo.
– Hình ảnh quảng cáo
Phần nền của banner quảng cáo, bạn cần phải thiết kế banner với màu nền nổi bật hơn so với màu nền của trang nhật ký Zalo. Nếu không tỷ lệ nhấp vào quảng cáo sẽ rất thấp.
Ngoài ra, banner quảng cáo Zalo cũng cần được đảm bảo tính nổi bật xoay quanh trọng tâm là thương hiệu công ty/doanh nghiệp, sản phẩm/dịch vụ, nhằm mục đích thu hút khách hàng nhiều hơn.
** Yêu cầu hình ảnh quảng cáo Zalo
- Tỷ lệ khung hình: 2:1
- Kích thước: 1028 x 533px
– Nút kêu gọi hành động (Call to action)
Nút kêu gọi hành động khi thêm vào quảng cáo cần hợp lý sẽ giúp tăng tỷ lệ nhấp vào quảng cáo. Song, nhà quảng cáo cần lưu ý hạn chế tình trạng spam ảnh hưởng đến trải nghiệm của người dùng, hãy chèn những CTA phù hợp nhất.
– Yếu tố con người
Với một số ngành sản phẩm, dịch vụ như thời trang, phụ kiện… thì yếu tố con người trên hình ảnh quảng cáo sẽ giúp hình ảnh trở nên sinh động, dễ tạo sự chú ý hơn.
– Câu chữ trên banner quảng cáo
Song song với hình ảnh sinh động, bạn có thể sử dụng văn bản để hiển thị thêm nhiều thông tin hơn, đồng thời truyền tải thông điệp tốt hơn. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý không nên sử dụng nhiều text sẽ khiến hình ảnh trở nên spam trong mắt người dùng.
– Tạo nhiều quảng cáo
Trong 1 chiến dịch Zalo Ads, bạn nên tạo nhiều quảng cáo cho cùng 1 sản phẩm/dịch vụ. Sau đó, tiến hành chạy thử nghiệm xem quảng cáo nào có tỷ lệ nhấp và chuyển đổi tốt hơn.
Những tổng hợp chạy quảng cáo là gì, hy vọng sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về hình thức này. Nếu muốn tìm hiểu về các dịch vụ chạy quảng cáo Zalo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Ninh Media để được hướng dẫn cụ thể hơn.