Google Display Network (GDN) – một hình thức quảng cáo quan trọng được rất nhiều công ty/doanh nghiệp sử dụng. Song, quảng cáo Google Display Network là gì? không phải ai cũng biết.
NỘI DUNG CHÍNH
1. Quảng cáo Google Display Network là gì?
Google Display Network (hay quảng cáo mạng hiển thị) là hình thức giúp công ty/doanh nghiệp quảng báo thương hiệu của mình khi người dùng đang duyệt web trực tuyến, xem video, kiểm tra gmail hoặc sử dụng các thiết bị điện thoại thông minh và các ứng dụng dành cho di động.
Các thống kê cho thấy, mạng hiển thị của Google tiếp cận hơn 90% người dùng Internet trên thế giới với hàng triệu website, trang tin tức, blog, gmail, youtube… Cho nên, Google Display Network được thiết kế nhằm giúp công ty/doanh nghiệp tìm đúng đối tượng để quảng bá hình ảnh thương hiệu vào đúng vị trí và thời điểm.
2. Vì sao bạn nên sử dụng quảng cáo Google Display Network?
Chẳng phải ngẫu nhiên mà quảng cáo Google Display Network trở thành sự lựa chọn tối ưu của nhiều công ty/doanh nghiệp, tất cả là vì:
2.1. Mức độ tiếp cận rộng
Google ước tính, Display Network của họ tiếp cận hơn 90% lượng người dùng Internet trên toàn thế giới, chỉ riêng điều này thôi thì các công ty/doanh nghiệp cũng đủ thấy hấp dẫn rồi.
2.2. Chi phí rẻ hơn nhiều so với Google Ads Search
Nếu công ty/doanh nghiệp của bạn khá nhỏ và không cạnh tranh nổi trên mặt trận Search thì, quảng cáo Google Display Network sẽ là một sự lựa chọn không tồi vì chi phí của hình thức này thấp hơn rất nhiều so với quảng cáo Search.
2.3. Đa dạng hình thức thanh toán
Trên GDN, các bạn có thể chọn trả phí 2 hình thức CPM (cost per mile) hoặc PPC (pay per click). Nếu bạn chưa nắm rõ CMP hoặc PPC là gì, hãy theo dõi website ninhmedia.com để thêm thông tin, đồng thời có được nền tảng vững chắc trước khi thực hiện một chiến dịch quảng cáo nào đó.
2.4. Sử dụng hình ảnh sinh động
Có thể bạn chưa biết, não bộ sẽ xử lý thông tin tốt hơn dưới dạng hình ảnh. Nếu như Search bạn chỉ có thể dùng hình thức văn bản (text), thì trên GDN đa dạng hơn bởi hình ảnh và video.
2.5. Dễ dàng Remarketing
Một trong những điểm “lợi hại” nhất của quảng cáo Google Display Network chính là Remarketing. Với tính năng này, bạn có thể hoàn toàn bám đuôi, “bao vây” khách hàng tiềm năng của công ty/doanh nghiệp mình. Nếu họ đã từng tìm kiếm một sản phẩm nào đó trên Search, thì GDN sẽ làm nhiệm vụ xuất hiện ở các nơi tiếp theo họ đến, nhắc nhớ, cũng như thôi thúc họ mua hàng.
3. Các hình thức quảng cáo Google Display Network
Dựa trên kinh nghiệm thực tiễn, Ninh Media nhận thấy nhiều người thường lầm tưởng rằng GDN chỉ cung cấp cho người dùng chọn hiển thị quảng cáo hình ảnh. Nhưng, sự thật thì nó cho phép bạn quảng cáo ở các định dạng và kích thước khác nhau bao gồm: Quảng cáo văn bản, hình ảnh tĩnh – động, video, quảng cáo đa phương tiện. Cụ thể như sau:
– Quảng cáo văn bản – Text Ads: Một hình quảng cáo tương tự như trên Search, gồm 1 tiêu đề và 2 dòng nội dung.
– Quảng cáo hình ảnh – Image Ads: Hình ảnh tĩnh sẽ chiếm giữ vị trí của Ad block mà nó xuất hiện. Bạn có thể dễ dàng chỉnh sửa hình ảnh, bố cục hoặc màu nền quảng cáo.
– Quảng cáo đa phương tiện – Rich Media Ads: Quy tụ các yếu tố tương tác, ảnh động hoặc nhiều khía cạnh khác phụ thuộc vào người đang xem quảng cáo, cũng như cách tương tác của họ.
– Quảng cáo video – Video Ads: Hình thức này ngày càng được ưa chuộng khi Youtube gia nhập hệ thống quảng cáo Google Display Network. Bạn có thể tận dụng điều này mà đặt quảng cáo của công ty/doanh nghiệp mình bên cạnh các video khác.
4. Phương thức tối ưu hóa chiến dịch quảng cáo
Bên cạnh băn khoăn quảng cáo Google Display Network là gì, thì phương thức tối ưu hóa chiến dịch cũng được không ít người quan tâm. Sau đây là những giải đáp của Ninh Media.
Khi tối ưu các chiến dịch quảng cáo, bạn cần thường xuyên xem lại các báo cáo vị trí tự động. Chẳng hạn, quan sát vị trí nào hoạt động tốt, website nào hoạt động kém… để đưa ra phương hướng xử lý kịp thời.
Ngoài ra, những kỹ thuật giúp tối ưu hóa cho các quảng cáo GDN còn bao gồm:
– Loại trừ những danh mục không liên quan
– Loại trừ những đối tượng không liên quan
– Thêm các tiện ích nhấn để gọi (click – to – call) nếu bạn đang hướng đến thiết bị di động.
– Đánh giá mức độ tiếp cận của người dùng bằng cách sử dụng Dimensions tab.
– Xem xét tăng ngân sách nếu muốn tăng lượng tiếp cận.
– Đánh giá hiệu quả quảng cáo dựa theo vị trí địa lý, loại trừ những khu vực cho hiệu quả không tốt.
Nhìn chung, có rất nhiều chiếc lược để bạn cải thiện hiệu quả của các chiến dịch quảng cáo Google Display Network. Tuy nhiên, nếu là người mới bắt đầu, bạn hãy tập trung theo dõi những lưu ý mà chúng tôi nêu trên là tốt nhất.
Ninh Media mong rằng những giải đáp quảng cáo Google Display Network là gì, sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về hình thức quảng cáo này. Mọi thắc mắc hoặc sử dụng dịch vụ Digital Marketing tại Ninh Media, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết hơn!